Audit Website 4

Audit Website là gì? 12 Tips Audit Website từ A-Z

Hôm nay tôi sẽ chỉ cho bạn làm thế nào để thực hiện Audit Website năm 2021. Trên thực tế, đây là quy trình mà chúng tôi đã áp dụng trong một vài dự án của khách hàng, và đã tăng lưu lượng organic traffic 62,15% so với  trước đây. Vậy các bạn có muốn chúng tôi liệt kê ra cách làm Audit Website không?. Nếu muốn thì hãy cùng chúng tôi đọc bài viết này nhé.

I.Audit website là gì? Các bước Audit Seo từ A-Z

1 Audit website là gì?

Audit Website nghĩa là kiểm toán lại trang web sau mỗi lần Google cập nhật. Công việc Audit website mà Seoer thường làm đó là: Audit backlink, nội dung, thẻ tiêu đề, thẻ mô tả hay keyword

Ví dụ: Chúng tôi có key dịch vụ như: thiết kế website tại Huế chúng tôi phải cập nhập tiêu đề, thẻ mô tả, link out hoặc internal link liên tục. Mục đích để google có thể hiểu được từ khóa mà chúng tôi cần seo.

2 Các bước Audit Website từ A-Z

Bước 1. Kiểm tra xem trang web của bạn có thân thiện với thiết bị di động không

Bạn có biết 60% tìm kiếm trên Google đều nằm ở điện thoại di động không?. Không những thế Google gần đây đã bắt đầu Ra mắt lập chỉ mục di động đầu tiên trên thiết bị di động.

Điều này có nghĩa là Google hiện sử dụng phiên bản di động của trang web để tìm kiếm trên thiết bị di động và máy tính để bàn.

Vậy câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để bạn biết trang web của bạn thân thiện với thiết bị di động? Đừng lo vấn đề này nhé, các bạn chỉ cần truy cập vào https://search.google.com/test/mobile-friendly để kiểm tra thôi nhé.

word image 40

Chỉ cần kiểm tra như thế này, thì bạn có thể yên tâm rồi nhé. Website bạn đã thân thiện với thiết bị di động rồi nhé.

Bước 2. Đảm bảo Google lập chỉ mục MỘT phiên bản trang web của bạn

Chắc bạn chưa biết, có thể nhiều phiên bản trang Web của bạn có thể bị Google lập chỉ mục. Nói vậy các bạn hơi khó hiểu phải không nào, để tôi lấy ví dụ nhé.

Ví dụ: đây là 4 phiên bản khác nhau của cùng một trang:

http://yoursite.com

https://yoursite.com

http://www.yoursite.com

https://www.yoursite.com

Đối với bạn và tôi, đây là những URL đó khá giống nhau.

Nhưng không phải với Google. Và trừ khi bạn chuyển hướng ( 301 ) các phiên bản này đúng cách, Google sẽ xem xét chúng là các trang web hoàn toàn riêng biệt .

Cách kiểm tra để biết bạn đã chuyển hướng được chưa là nhập tên website bạn trên trình duyệt bất kỳ để kiểm tra nhé.

Ví dụ:

word image

Bước 3: Tăng tốc trang web của bạn

Cách đây một vài năm, Google đã xác nhận rằng tốc độ tải trang của Website của bạn là mộ trong những yếu tố xếp hạng. Và gần đây họ đã tung ra một bản cập nhật mới làm cho tốc độ thậm chí còn quan trọng hơn.

word image 41

Vậy làm thế nào để tăng tốc trang web của bạn?

Đầu tiên, làm sạch mã HTML của trang web của bạn.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các vấn đề với mã của mình với PageSpeed ​​Insights .

Mẹo nhỏ là: Không chỉ phân tích trang chủ của bạn. Bạn cũng cần kiểm tra các trang phổ biến từ trang web của bạn, như bài đăng trên blog, trang dịch vụ và trang danh mục. Chỉ cần mỗi trang nhỏ trong này tốc độ nhanh hơn, thì sẽ giảm tải cho trang chủ nhiều hơn.

Thứ hai, chạy thử nghiệm tốc độ.

Loại thử nghiệm này thực sự tải trang của bạn và cho bạn biết về các tắc nghẽn làm chậm mọi thứ. Cá nhân tôi sử GTMetrix để thấy được những lỗi nào, nằm ở đâu..từ đó đưa ra phương án khắc phục.

Bước 4: Tìm và noindex các trang không cần thiết

Để làm việc này bạn chỉ cần gõ cú pháp site:vfftech.vn vào công cụ tìm kiếm, lúc này bạn sẽ thấy website của mình hiện ra những Page nào không cần thiết thì bạn nên noindex hoặc xóa và 301 về các trang cần thiết.

word image 42

Đối với website này, chúng tôi có đến 210 kết quả. Nhưng 30% trong số đó là những page cần thiết. Còn 70% là những Page không cần thiết.

word image 43

Vậy việc xóa những Page này có tốt không? Hoàn toàn tốt bạn nhé, để tôi trích dẫn một đoạn trên Website https://www.seroundtable.com/google-more-content-not-better-26552.html với nội dung “John Mueller của Google cho biết trên Twitter rằng việc đưa ra nhiều nội dung không nhất thiết làm cho trang web của bạn trở nên tốt hơn, cũng không nhất thiết làm cho trang web của bạn có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google. “Chỉ đưa ra nhiều nội dung không nhất thiết phải làm cho một trang web tốt hơn”, John viết.”

Thông thường một số trang không cần thiết thường xuất hiện đó là:

Trang lưu trữ

Trang danh mục và thẻ (WordPress)

Trang kết quả tìm kiếm

Nội dung mỏng (<50 từ)

Bước 5: Tìm và khắc phục sự cố lập chỉ mục trên website

Tiếp theo, đã đến lúc tìm các trang web mà Google không lập chỉ mục.

Để làm điều đó, đăng nhập vào Google Search Console . Và tìm đến mục, lúc này bạn sẽ kiểm tra và thấy được website của mình có lỗi hay không.

Nếu có thì phải khắc phục, nếu không thì chúng ta yên tâm rồi phải không nào.

word image 44

Bước 6. Sử dụng Screaming Frog

Screaming Frog là một công cụ thu thập thông tin nổi tiếng nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại

Vì vậy, khi bạn đã khắc phục mọi sự cố trong liên quan đến Onsite, thì sử dụng công cụ này là hợp lý nhất.

Nhưng lỗi mà bạn có thể được công cụ này thống kế ra đó là:

Lỗi tiêu đề quá dài, lỗi duplicate tiêu đề, mô tả….

word image

Bước 7: Kiểm tra lưu lượng truy cập không phải trả tiền

Để kiểm tra được bước này, bạn chỉ cần đăng nhập vào Analytics để kiểm tra thôi nhé.

word image 45

word image 1

word image 46

Lúc này bạn sẽ biết người dùng truy cập vào website bạn trên Google thông qua đường link nào.

Sau khi bạn tìm được những bài viết mà khách hàng thường xuyên truy cập, đều bạn cần làm ngay lúc này là chèn link những bài viết hoặc bài dịch vụ liên quan vào những link đó. Để tăng khả năng người dùng ở lại trên trang nhiều hơn. Giảm tỷ lệ thoát cho website.

Bước 8: Kiểm tra Backlink trên Website

Trong những bài viết trước, chúng tôi đã đề cập rất rõ về backlink.

Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh một vấn đề hết sức quan trọng đó là CHẤT LƯỢNG BACKLINK luôn luôn hơn SỐ LƯỢNG BACKLINK. Để làm kiểm tra chất lượng Backlink có trong website, các bạn cần có tài khoản Ahrefs, sau đó làm theo hướng dẫn bên dưới nhé.

Đây là cách thực hiện:

Đầu tiên, nhập link vào một công cụ phân tích backlink.

Cụ thể nhập link này http://localhost/Custom-theme/dich-vu/thiet-ke-web/

(Chúng tôi là fan lớn của Ahrefs, nên chúng tôi sẽ sử dụng Ahrefs cho bước này. Nhưng bạn cũng có thể sử dụng Majestic SEO hoặc Moz Pro )

 

audit website

Hiện http://localhost/Custom-theme/dich-vu/thiet-ke-web/ của chúng tôi có 9  backlink trỏ về. Phần lớn là những backlink chất lượng. 

Tiếp tục các bạn Click vào Referring domains -> lúc này Ahrefs sẽ hiển thị ra rất nhiều domain trỏ về websiste vfftech.vn của chúng tôi.

 

audit website 1

Đến đây để các bạn có thể yên tâm hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra tỷ lệ Anchor text mà những Referring domain này trỏ về nhé.

audit website 2

Quá tuyệt vời phải không nào, phần lớn backlink trỏ về website URL này đều là link trần. Như vậy sau này quá trình Seo của bạn sẽ tốt hơn, vì không lo lắng về tỷ lệ Anchor text nữa. Tuy nhiên trường hợp website bị Spam Anchor text thì bạn làm thế nào?

word image 4

Trường hợp này Anchor Text đã bị Spam, bởi vì tỷ lệ Anchor Text đã lên đến 16%, vượt mất cho phép là 5-8%. Vì vậy để khắc phục vấn đề này các bạn cần Disavow hết những Backlink không cần thiết trỏ về key “dịch vụ seo nhé.

Bước 9: Khắc phục các liên kết bị hỏng

Liên kết bị hỏng, hay còn gọi là liên kết không còn tồn tại trên Website của bạn nữa. Liên kết bị hỏng rất tệ cho trải nghiệm người dùng có thể làm tổn thương đến SEO. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục nhé.

Đầu tiên, tìm các trang bị hỏng trên trang web của bạn mà Google không thể lập chỉ mục. Bạn có thể tìm thấy thông tin này trong Báo cáo Index của Google Search Console.

word image 48

Sau khi kiểm tra xong, đều cần làm là các bạn 301 ( chuyển hướng ) về trang chủ. Hoặc chuyển hướng đến trang dịch vụ mới tương tự.

Tiếp theo, sử dụng một công cụ để tìm các liên kết bên trong và bên ngoài bị hỏng. Để kiểm tra backlink bên trong trang vfftech bị gãy thì các bạn có thể sử dụng https://www.brokenlinkcheck.com/broken-links.php để kiểm tra nhé.

word image 49

Hiện website của chúng tôi có 3 link bị gãy, chắc chắn chúng tôi sẽ chuyển hướng về những link tương tự.

Bước 10: Làm cho nội dung của bạn tốt hơn gấp 10 lần

Một số nội dung bạn cần cải thiện đó là:

Phần giới thiệu:

Thông thường khi làm seo, người ta ít chú ý hơn về phần giới thiệu. Ở phần này bạn chỉ cần viết ngắn gọn và đầy đủ. Không cần viết dài dòng lên đến vài nghìn từ đâu nhé.

Đoạn văn nhỏ:

Tức là bài viết trong website, bạn nên chia nhiều đoạn nhỏ. Lúc này người dùng sẽ không bị ngợp khi đọc bài viết của bạn. Họ sẽ dễ dàng biết được mình đang đọc phần nào của bài viết.

Không như những trang báo chí, thường người ta sẽ viết dài luyên thuyên, không chia đoạn văn ra thành từng mục nhỏ. Làm người đọc dễ đọc nhầm từ đoạn này sang đoạn kia.

Tiêu đề phụ

Tức là từng mục thẻ H trong bài viết.

Sử dụng hình ảnh, hình ảnh và video

Sử dụng hình ảnh và Video vào bài viết, sẽ giúp bài viết của website thêm phần sinh động, đồng thời minh họa và giải thích rõ hơn ý chúng ta muốn nói.

Bước 11: Tối ưu hóa cho tín hiệu UX

RankBrain là thuật toán AI mới của Google. Không giống như Google cũ, RankBrain đo lường cách người dùng tương tác với trang web của bạn .

Nghĩa là:

Để xếp hạng trong Google ngày hôm nay, bạn cần tối ưu hóa cho Tín hiệu UX .

Nói cách khác, nội dung của bạn cần làm cho người dùng hài lòng.

Khi bạn làm như vậy, Google sẽ cung cấp cho bạn một thứ hạng rất lớn.

Bước 12: Fix lại cấu trúc website

Đầu tiên

Kiến ​​trúc trang web giúp các công cụ tìm kiếm tìm và lập chỉ mục tất cả các trang của bạn.

Khi kiến ​​trúc trang web của bạn là một mớ hỗn độn lớn, Google sẽ gặp khó khăn khi tìm tất cả các trang của bạn

word image 50

Nhưng khi kiến ​​trúc trang web của bạn liên kết các trang của bạn với nhau, Google có thể dễ dàng tìm và lập chỉ mục cho toàn bộ trang web của bạn.

word image 51

Thứ hai

Kiến ​​trúc cho Google biết trang nào trên trang web của bạn là quan trọng nhất. Nói chung, một trang càng gần trang chủ của bạn, nó càng quan trọng.

word image 52

Tức là website của bạn đã có nội dung và đã được Google index. Điều cần làm lúc này đó là các bạn nâng cấp nó lên ( cụ thể như chèn nhiều từ khóa liên quan vào bài viết, cân đối lại thẻ H trên bài viết đó, nâng cấp số từ nhiều hơn trước….)

II. Kết

Giờ thì bạn đã hiểu Audit website là gì chưa? Thật ra Audit website là một quá trình sau cùng của một kế hoạch seo. Nếu bạn muốn từ khóa có những thứ hạng vượt bậc so với đối thủ, thì bạn không nên bỏ qua giai đoạn Audit này.

Có rất nhiều công đoạn trong quá trình này, nếu bạn thấy bài viết này còn thiếu, bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này để chúng tôi có thể hoàn thiện thêm bài viết nhé.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này nhé, đồng thời https://backlinko.com/seo-site-audit đã cho chúng tôi tham khảo để hoàn thành bài viết này.

0935 45 3888