Trong giới SEO, có rất nhiều “môn phái SEO“. Có thể đó là Seo dựa trên người dùng, Seo dưa trên Onpage, Offpage. Trên tất cả, những phương pháp Seo này đều mang lại hiệu quả. Chưa có ai dám khẳng định một trong 3 phương pháp trên là hiệu quả nhất. Quan trọng nhất vẫn là cách bạn sử dụng những phương pháp đó như thế nào thôi.
Seo Onpage là một minh họa cho điều đó, trong Seo Onpage một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt trong Seo Onpage. Vậy làm thế Internal Link là gì, và làm thế nào để tận dụng tối đa nguồn sức mạnh bên trong Internal Link? Bạn cùng tôi làm rõ vấn đề này nhé.
Nội dung bài viết
I.Internal Link Là Gì? 11 Cách Tối Ưu Internal Link Tốt Cho Seo
1.Liên kết nội bộ ( internal link) là gì?
Liên kết nội bộ hay internal link là là các siêu liên kết trỏ đến các trang khác trên cùng một tên miền. Chúng khác với các liên kết bên ngoài ( External link), liên kết đến các trang trên các tên miền khác.
Ví dụ: Đây là Internal link của URL này: https://tintuchue.net/sua-dieu-hoa-tu-lanh-may-giat-tai-hue/
2.Tại sao các liên kết nội bộ quan trọng cho SEO?
Liên kết nội bộ giúp Google tìm, lập chỉ mục và hiểu tất cả các trang trên trang web của bạn.
Nếu bạn sử dụng internal link một cách có định hướng và chiến lược, các liên kết nội bộ có thể truyền sức mạnh (còn được gọi là PageRank ) đến các trang quan trọng hơn.
Tóm lại: Liên kết nội bộ là chìa khóa cho bất kỳ website nào muốn có thứ hạng cao hơn trong Google.
3.Anchor text có được tính vào liên kết nội bộ không?
Đây vẫn còn là một dấu hỏi, nhiều ý kiến cho rằng đặt liên kết nội bộ vẫn có thể bị tính là anchor text, tuy nhiên nhiều website khác vẫn cho rằng yếu tố này không ảnh hưởng nhiều đến Anchor Text.
Theo trích dẫn từ bài vết của https://backlinko.com/hub/seo/internal-links, thì việc để anchor text chính xác trong internal link sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa. Thay vào đó, nó còn giúp cho Google hiểu hơn về nội dung trong bài viết của bạn.
Qua nhiều dự án thực tế, chúng tôi thấy rằng chưa có trường hợp nào Google đánh tụt từ khóa do Anchor text link nội bộ cả.
Tuy nhiên, trong tương lai vẫn có khả năng xảy ra, chính vì thế để đảm bảo an toàn các bạn nên làm mọi cái tự nhiên có thể nhất. Hãy đa dạng anchor text internal link, để tránh trường hợp Google cập nhật sau này nhé.
4.Làm thế nào để sử dụng internal link hiệu quả
4.1 Internal link đến những trang quan trọng
Cùng giống như baclink, Internal link bên trong website hoạt động như những phiếu bầu vậy. Những trang nào nhận được nhiều Internal link hơn, thì Google dễ dàng hiểu được trang đó bạn đang muốn SEO. ( mặc dù nó không có nhiều sức mạnh như backlink từ trang web khác trỏ về )
Để tôi lấy ví dụ như thế này nhé:
Bạn có 2 link: đó là Link A và Link B.
Khi cả 2 link này đều có nội dung cùng từ khóa cần SEO, lúc này bạn chỉ muốn SEO cho link A.
Vậy để Google hiểu được bạn đang muốn SEO link A, lúc này bạn cần triển khai nhiều liên kết nội bộ đến Link A. Như vậy Google sẻ chú ý đến Link A, mà không cần để ý đến Link B.
4.2 Không sử dụng 1 Anchor Text cho nhiều Page
Điều này là hiển nhiên. Bởi vì nó sẽ gây nhầm lẫn cho Google
Bạn hình dung như thế này nhé:
Bạn có 2 Page
Page 1: Nói về “sô cô la không có hạt”
Page 2: Nói về “cách làm bánh Sô cô la”
Nếu như bạn để liên kết nội bộ từ khóa “Sô cô la” cho cả 2 page này, tất nhiên Google lẫn người dùng sẻ không bao giờ hiểu được bạn đang muốn nói về Page 1 hay Page 2. Chính vì thế, Google sẻ không ưu tiên page nào cả.
Do đó, bạn cần để Internal link cho Page 1 là sô cô la không có hạt , và Page 2 đó là: cách làm bánh Sô cô la. Như vậy Google mới hiểu được rằng 2 page này đang nói về 2 vấn đề khác nhau.
4.3 Kiểm tra các liên kết nội bộ với Google Search Console
Trong Google Search Console có một tính năng rất hay đó là liên kết nội bộ hay
“Liên Kết Bên Trong” . Chỉ cần nhìn vào đó là bạn đã biết được rằng mình đang liên kết đến những trang nào trên cùng 1 wesite.
Ví dụ: Nếu bạn xem báo cáo của tôi, bạn có thể thấy rằng hầu hết các liên kết nội bộ của tôi đều trỏ đến trang giới thiệu, trang liên hệ, chính sách bảo mật của tôi, và một số Page cần SEO ….
Tuy nhiên đều này không tốt cho SEO lắm, đều mà chúng tôi muốn thấy ở đây là những trang muốn SEO phải có link nội bộ trỏ về.
4.4 Để liên kết nội bộ lên đầu trang hoặc đầu bài viết
Đa số cách làm này thường áp dụng ở các bài dạng Post, khi viết một bài viết nào đó , người làm SEO sẻ chủ động chèn internal link đến bài viết mà họ muốn SEO.
Bởi vì như thế sẻ làm cho người dùng dễ dàng click vào liên kết đó, để chuyển hướng đến một bài viết cần SEO. Làm cho người dùng ở lại trên trang nhiều hơn, tỷ lệ thoát trang sẻ giảm đi, và tăng chất lượn cho website hơn.
Thông thường người làm SEO thường e ngại trong việc chèn nhiều liên kết nội trong bài viết, bởi vì cảm thấy nó không tốt cho SEO. Tuy nhiên bạn để 1 hoặc 2 liên kết nội bộ ở đầu trang thì cũng không ảnh hưởng, nếu bạn thấy nó phù hợp cho người đọc.
4.5 Liên kết nội bộ là Liên kết Dofollow
Còn tùy vào trường hợp mà bạn nên để liên kết nội bộ là Nofollow hoặc Dofollow. Tuy nhiên, nếu bạn chủ đích SEO trang nào đó thì nên để liên kết nội bộ là Dofollow. Đơn giản là vì Google thích liên kết Dofollow
4.6 Không nên để chế độ Internal link tự động
Nếu để Internal Link một cách tự động sẽ không tốt cho chiến lược Internal link. Bởi vì nó sẻ làm cho bạn đặt link không mong muốn, ảnh hưởng đến chiến lược SEO của bạn rất nhiều. ( Một số Plugin đặt Internal link tự động có thể kể đến như: Rank Math Seo , Internal Link Juicer: SEO Auto Linker for WordPress….
3 Lý do để chúng ta biết được rằng Internal link tự động là không tốt.
Bỏ qua người dùng: Liên kết nội bộ không chỉ dành cho SEO. Họ cũng giúp người dùng tìm thấy nội dung liên quan trên trang web của bạn. Trong khi đó một plugin không bao giờ nghĩ được như bạn. Việc Plugin cài vào có thể tiết kiệm thời gian của bạn, nhưng nó không giúp bạn tối ưu được sức mạnh trong Internal Link
Spam Anchor text
Như đã nói ở trên, việc để Internal link cũng có khả năng dính Anchor text. Do đó, nếu bạn cài Plugin để làm tự động thì nó sẽ dẫn đến tình trạng Spam Anchor text,
Chiến lược Internal link kém hiệu quả
Nếu người làm SEO chuyên nghiệp họ sẽ không bao giờ sử dụng tự động chèn liên kết nội bộ. Có thể nói như thế này, liên kết nội bộ là là chìa khóa để điều phối sức mạnh từ trang chủ -> trang con. Nếu như tự động thì bạn sẽ không thể điều hướng theo ý mình được, thay vào đó Plugin sẽ làm thay bạn, nhưng sức mạnh từ liên kết nội bộ sẻ mất đi.
4.7 Liên kết nội bộ giúp định hình cấu trúc website
Liên kết nội bộ sẻ giúp người dùng và Google hiểu được website bạn nhiều hơn. Điều này hoàn toàn chính xác trong các website về thương mại điện tử.
Ví dụ bạn có danh mục A nói về Iphone
Thì các sản phẩm sẻ là Iphone 6 – Iphone 7 – Iphone 8…
Và danh mục B nói về Samsung
Thì các sản phẩm sẻ là Samsung galaxy – Samsung galaxy plus…
4.8 Thêm liên kết nội bộ vào trang cũ ( trang có nhiều truy cập)
Trường hợp này người ta thường sử dụng Audit seo, tức là người ta sẻ kiểm tra những bài viết nào có nhiều traffic , có liên quan tới bài viết mới. Khi đó sẻ chèn vào bài viết cũ 1 link cho bài viết mới, như vậy sẻ làm tăng khả năng click vào bài viết mới hơn.
Tuy nhiên, chúng ta không nên chèn một cách bị động, thay vào đó là phải kiểm tra xem, bài viết cũ với bài viết mới có cùng chủ đề không đã. Nếu cùng thì bạn thoải mái để chèn. Còn không cùng chủ đề, thì bạn không nên, bởi vì làm như thế sau này sẻ ảnh hưởng nhiều đến sức mạnh của backlink khi triển khai.
Ví dụ: Bạn có bài viết cũ nói về chủ để đặc sản Huế là: “cách làm bún bò Huế” có nhiều traffic, nhiều từ khóa được rank top.
Bây giờ, bạn có bài viết mới xuất bản là “Cách làm bún hến Huế” . Như vậy bạn hãy lấy bài viết này chèn vào trong bài viết “cách làm bún bò Huế”. Như vậy, vừa đảm bảo tính liên quan, vừa đảm bảo tăng khả năng truy cập từ người dùng.
4.9 Đừng thêm quá nhiều liên kết nội bộ vào trong 1 bài viết
Thông thường, liên kết nội bộ trong một bài viết sẻ giúp người đọc thích thú hơn cả. Vì người dùng có thể xem thêm các bài viết khác, ngoài bài viết đang đọc.
Tuy nhiên nếu quá lạm dụng vấn đề này thường không tốt cho cấu trúc Internal link, ngoài ra sẻ làm mất sức mạnh khi triển khai backlink.
Trích dẫn từ bài viết của https://www.mattcutts.com/blog/how-many-links-per-page/ cho thấy. Thường trong một bài viết không nên chèn quá 100 link, bởi vì nó có 2 ảnh hưởng sau đây.
Thứ 1: Nó làm cho bài viết trở nên xấu xí, bạn hãy tưởng tượng trong một bài viết khi người dùng đọc vào, không thấy nội dung hữu ích, mà toàn là liên kết nội bộ thì sẻ gây rất nhiều phản cảm.
Thứ 2: Gây rối cho cấu trúc liên kết nội bộ, hãy thử nghĩ như thế này, bạn chèn quá nhiều bài viết không liên quan đến chủ đề vào bài viết, lúc này quá trình lập chỉ mục của Google đối với bài viết đó sẻ không nhanh như trước, và quá trình SEO sẻ trở nên kém hiệu quả hơn.
4.10 Áp dụng những trang có nhiều Traffic để chèn liên kết nội bộ
Nếu bạn thành thạo Ahrefs, thì công việc này hoàn toàn không khó. Chỉ cần bỏ domain vào trong Ahrefs, tìm đến Trafffic và chọn ra những Url nào có nhiều traffic và chèn link vào những Url đó.
Bởi vì mục đích liên kết nội bộ của chúng ta là muốn người dùng vào các bài viết, đồng thời giảm tỷ lệ thoát trang của website. Như vậy website sẻ có lợi cho SEO sau này.
4.11 Chèn link vào những bài viết có nhiều backlink
Một bài viết có nhiều backlink sẻ tốt hơn nhiều so với nhiều bài không có backlink. Bởi vì các bài viết này sẻ kế thừa một vài % sức mạnh từ những backlink đó. Giúp lên top sẻ cao hơn.
II.Tạm kết
Internal Link là những liên kết thúc đẩy quá trình seo trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên để làm được điều này bạn cần hiểu được bản chất của Internal Link. Khi đó mới tận dụng sức mạnh của chúng.
Thông qua bài viết nói về khái niệm Internal Link là gì, và làm thế nào để tối ưu được chúng. Chúng tôi hy vọng các bạn sẻ hiểu hơn về vấn đề này, đồng thời sẻ triển khai tốt cho Internal Link một cách hiệu quả.
Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo, xin chào và hẹn gặp lại.
Nguồn tham khảo:
https://backlinko.com/hub/seo/internal-links
https://ahrefs.com/blog/internal-links-for-seo/
https://neilpatel.com/blog/the-complete-guide-to-internal-linking/