Một trong những yếu tố được đánh giá hàng đầu trong Seo Onpage đó là thẻ Meta Description. Nếu bạn muốn tối ưu Seo, không chỉ tối ưu tiêu đề, từ khóa, tối ưu Url..mà thay vào đó bạn cũng không nên bỏ qua tối ưu Meta Description.
Vậy Meta Description là gì? Làm thế nào để tối uu thẻ Meta Description? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi mời bạn đọc qua bài viết này nhé. Đồng thời, thực hành cùng chúng tôi luôn nhé
Nội dung bài viết
1.Meta Description là gì?
Theo Yoast Seo, Meta Description là thẻ nằm trong html. Nó tóm gọn lại nội dung của một bài viết, hoặc nội dung tổng thể của một website. Việc tối ưu tốt thẻ Meta Description tốt, sẻ giúp từ khóa của bạn nhanh chóng lên top hơn, đồng thời tăng tỷ lệ Click vào website.
2. Lợi ích của Meta Description đem lại
Trích dẫn từ Yoast Seo “Search engines say there is no direct ranking benefit from the meta description – they don’t use it in their ranking algorithm”
Tức là các công cụ tìm kiếm không tính các thẻ meta này trong xếp hạng của Google.
Tuy nhiên, nếu bạn tối ưu tốt thẻ Meta này bằng cách viết một cách tự nhiên, và chèn từ khóa chính cần Seo vào trong thẻ mô tả này, thì khả năng bạn sẽ lên top cao hơn.
Ngoài ra, người dùng sẻ Click vào tiều đề bài viết hoặc tiêu đề website nhiều hơn. Thông qua đó, nếu tỷ lệ Click nhiều, đồng nghĩa với Google sẻ đánh giá cao bài viết đó. Qua đó đưa bài viết hoặc website của bạn lên vị trí cao hơn.
Tóm lại thẻ meta description thường đem lại những lợi ích sau đây:
Thu hút người dùng truy cập vào website bạn nhiều hơn, đồng thời tăng tỷ lệ CTR trên Google hoặc trên những mạng xã hội
Giúp người dùng lẫn công cụ tìm kiếm hiểu được khái quát về nội dung
3. Lý do Meta Description không mang lại hiệu quả
3.1 Thường bỏ trống đoạn Meta Description
Việc bỏ trống đoạn meta description sẽ làm bạn mất đi nhiều cơ hội lên top hơn. Nếu bạn không điền thẻ meta description này, thì Google sẻ tự nhiên lấy một đoạn meta description bất kỳ trên website hoặc trên bài viết của bạn.
Tuy nhiên, những đoạn mô tả này thường ngẫu nhiên, do đó nó chưa tối ưu các kiểu thì khả năng đối thủ sẻ vượt mặt bạn.
3.2 Viết thẻ mô tả quá hời hợt và thiếu sức sống
Như thế nào được gọi là thẻ mô tả viết hời hót, đơn giản thôi, bạn có thể xem nội dung bài viết đó không có nhiều ý nghĩa, chèn quá nhiều từ khóa làm cho người đọc cảm giác ko muốn đọc.
4. Meta Description có bao nhiêu ký tự?
Có nhiều thông tin trái chiều cho rằng thẻ mô tả đã được Google nâng lên nhiều ký tự hơn.
Từ năm 2015, thẻ mô tả này chỉ có 150 – 160 ký tự, nếu ai viết nhiều hơn sẻ bị rút gọn.
Cuối tháng 11/ 2017, các công cụ của RankRanger đã tăng độ dài thẻ meta lên đến 230 ký tự. Tuy nhiên đến bây giờ số lượng ký tự đã trở về như cũ.
5. Cách tạo thẻ Meta Description
Nếu bạn là một người chuyên về dev thì bạn sẽ dễ dàng biết được, đoạn nào thuộc thẻ meta description. Chỉ cần tìm đến đoạn đó, điền đoạn thẻ mô tả vào là xong.
Ngược lại, nếu bạn quen với mã nguồn WordPress, thì bạn có thể sử dụng 3 Plugin khá nổi tiếng đó là Yoast Seo, Rank Math Seo, hoặc One Seo Pack…Chỉ cần cài đặt xong, bạn tìm đến phần cuối của Plugin này, có ô chứa thẻ meta description, nhập vào là xong.
6. Như thế nào là một thẻ Meta Description tốt
6.1 Chứa số ký tự từ 120 – 150
Có quá nhiều ý kiến cho vấn đề này, nếu viết ít quá thì làm cho nội dung không nổi bật lên được. Còn viết nhiều quá thì bị google cắt giảm bớt…Cho nên , theo chúng tôi bạn nên để dao động từ 140 – 150 ký tự, trong đó bao gồm cả nội dung lẫn từ khóa cần Seo.
6.2 Chứa từ khóa trọng tâm
Nếu từ khóa tìm kiếm khớp với một phần của văn bản trong thẻ mô tả, Google sẽ có xu hướng sử dụng nó nhiều hơn và làm nổi bật nó trong kết quả tìm kiếm.
Điều này sẽ làm cho liên kết đến trang web của bạn nhiều hơn. Google đôi khi nêu bật các từ đồng nghĩa. Trong ví dụ dưới đây, cả Giải thưởng Hàn lâm và Giải Oscar đều được nêu bật. Làm cho kết quả của bạn được nhấn mạnh như thế có thể làm cho chúng nổi bật hơn nữa.
6.3 Hiển thị thông số kỹ thuật
Nếu bạn có một sản phẩm dành cho những người am hiểu về công nghệ, hoặc bán tour du lịch có thể nên tập trung vào các thông số kỹ thuật, hoặc những thông tin cụ thể như: giá cả, nhà sản xuất, còn hàng hay hết hàng…Đó là những thông tin giúp bạn tiết kiệm thời gian bán hàng, bởi vì bạn không cần nhiều thời gian để giải thích hay thuyết phục họ.
6.4 Nội dung thẻ meta description phải phù hợp bài viết hoặc website
Trường hợp này chúng tôi thấy khó gặp. Vì không ai viết thẻ mô tả một đằng, mà nội dung đi một nẻo cả. Bởi lẽ người viết bài chắc chắn ý thức được rằng, nếu làm như vậy Google sẽ phạt bạn nếu nhẹ. Còn nặng hơn sẽ dính toàn bộ domain vì lừa đảo người khác.
Không những thế, tỷ lệ bound rate cũng sẻ tăng lên, làm cho uy tín websitet cũng trở nên kém đi.
6.5 Nội dung thẻ phải độc đáo, mới lạ
Nếu người dùng gõ một từ khóa , thì có 10 kết quả xuất hiện. Nếu nội dung trong thẻ mô tả của bạn mới lạ hơn, không đụng hàng với website khác thì sẽ gây cho người đọc tính tò mò, hiếu kỳ…
Hoặc nếu bạn không có thêm ý tưởng cho đoạn meta đó, bạn có thể để trống, khi đó Google tự động tìm kiếm đoạn mô tả trong URL bạn sao cho phù hợp với mong muốn người dùng.
6.6 Không để ký tự vô nghĩa trong meta description
Vấn đề này thường các bạn viết content bị sơ ý, hoặc do thói quen thôi. Lưu ý là không nên để những đường link trần vào trong thẻ mô tả, bởi vì nó không có ý nghĩa gì. Ngoài ra còn chiếm nhiều ký tự hơn. Như vậy sẽ làm cho đoạn văn chúng ta kém ý nghĩa hơn nhiều.
6.7 Không tối ưu hóa quá mức
Nếu bạn nhồi nhét vào phần mô tả với một loạt các từ khóa, nó sẽ không cải thiện thứ hạng của bạn. Chỉ sử dụng từ khóa chính và viết tự nhiên. Bản sao được tối ưu hóa quá tệ có vẻ xấu. Tập trung vào CTA và cung cấp thông tin rõ ràng thay thế.
6.8 Tránh từ khóa Keyword Cannibalization
Trường hợp này chúng ta dễ thấy ở các tiêu đề hơn là thẻ mô tả. Nhưng đôi khi việc bạn đưa vào phần mô tả thêm một từ khóa đã có trước đây, hoặc đoạn mô tả nội dung xoay quanh từ khóa trước đây. Điều này dễ gây hiểu lầm cho bài viết của bạn.
6.9 Sử dụng dữ liệu có cấu trúc
Dữ liệu có cấu trúc (Schema.org) cải thiện khả năng đọc và hiện diện của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm. Các yếu tố như loại hình kinh doanh, sản phẩm và giá cả, thông tin liên hệ, xếp hạng hoặc các sự kiện sắp tới có thể thúc đẩy tỷ lệ Click
6.10 Sử dụng cụm từ khóa trong thẻ Meta Description
Việc cho cụm từ khóa của chúng ta vào trong thẻ Meta, sẽ làm cho website chúng ta có nhiều từ khóa lên top hơn. Thay vì chỉ cố Seo 1 từ khóa, bây giờ chúng ta có thêm cụm từ khóa, chắc chắn khả năng lên top với nhiều từ khóa chắc chắn là cao hơn.
Ví dụ:Bạn để chủ đích Seo key “thiết kế web” , nhưng trong thẻ meta bạn thêm cụm từ khóa “thiết kế web chuyên nghiệp”, ”thiết kế web giá rẻ”…Như vậy những từ khóa dễ sẽ có cơ hội lên top cao hơn những từ khóa khó.
II. Tạm kết
Nhìn thẻ meta description ít quan trọng với Seo, bởi vì còn có rất nhiều yếu tố tốt cho Seo Onpage khác nữa. Nhưng nếu bạn làm tốt và khai thác tốt vấn đề này. Tôi tin chắc bạn sẻ gặt hái nhiều thành quả hơn từ nó.
Tuy nhiên, làm bất cứ điều gì trước tiên bạn cũng phải phân tích đối thủ để biết thực lực của mình. Bạn tối ưu thẻ meta tốt,chưa hẳn là bạn sẽ lên top. Bởi vì đối thủ còn làm tốt hơn bạn thì sao?
Qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu được meta description là gì? Và thẻ meta description có bao nhiêu ký tự rồi phải không nào. Nếu bạn thấy bài viết này hay thì hãy chia sẻ để mọi người biết thêm nhé. Đừng quên để lại bình luận dưới bài viết nhé, xin cảm ơn và hẹn gặp lại.
Nguồn tham khảo:
https://gtvseo.com/meta-description