Bạn có biết, mặc dù có 167 tỷ lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google mỗi tháng, và một nghiên cứu của BrightLocal cho thấy rằng Google Map chỉ nhận được trung bình 1.260 lượt xem trong cùng khoảng thời gian đó (đó là 0,00000075%).
Nhìn thấy khá thấp phải không nào. Có một điều mà bạn cần phải biết rằng, nếu doanh nghiệp muốn nhận được nhiều tỷ lệ click hay xuất hiện tại vị trí đầu tiên của Google maps…doanh nghiệp bạn cần tối ưu Seo Google Map
Bởi vì khi bạn tối ưu Google Map tốt -> nằm top 1 -2 -3 của Google. Lúc này tỷ lệ click vào website bạn sẽ nhiều hơn, từ đó lượt xem cũng nhiều hơn.
Vậy làm thế nào để tối ưu seo Google Map? Mời các bạn xem qua 12 cách dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
I. Làm thế nào để tối ưu seo Google Map
1. Tạo tài khoản Google Doanh nghiệp của tôi
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, nếu bạn muốn có địa chỉ doanh nghiệp trên Google, hoặc bạn muốn tối ưu SEO Google My Business…bạn cần phải có tài khoản.
Để tạo tài khoản bạn cần truy cập Google.com/business à đăng nhập bằng tài khoản Google / Gmail thông thường mà bạn sử dụng cho doanh nghiệp của mình. Nếu doanh nghiệp thuộc về bạn, bạn có thể sử dụng mail cá nhân. Ngược lại, bạn đang làm cho doanh nghiệp, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng mail của doanh nghiệp nhé.
2. Điền đầy đủ thông tin
Sau khi bạn tạo được tài khoản, điều bạn cần làm đó là điền đầy đủ thông tin trên tài khoản Google my business. Việc làm này không chỉ giúp Google xếp hạng doanh nghiệp bạn cao hơn trong kết quả tìm kiếm địa phương mà còn làm tăng số lượng hành động như: click vào site, đánh giá, hay bình luận… mà khách hàng thực hiện khi họ tìm thấy hồ sơ của bạn
Một số thông tin mà bạn cần phải điền đó là:
Tên
Địa chỉ
Điện thoại
Tên trang web
Giờ
Danh mục và thuộc tính
Sản phẩm và dịch vụ
Câu hỏi và câu trả lời (Truy vấn do chủ sở hữu tạo)
Bài đăng
Nhận xét
Câu hỏi và câu trả lời (Do người tiêu dùng tạo)
3. Chú ý với thông tin liên hệ
Dưới đây là các bước để tối ưu hóa thông tin liên hệ trong Hồ sơ doanh nghiệp trên Google của bạn.
Lưu ý rằng tên doanh nghiệp của bạn giống với tên bạn sử dụng trên bảng hiệu cửa hàng. Nói cách khác, thông tin liên hệ trên my business phải chính xác như những gì nó xuất hiện. Lưu ý là không nên nhồi nhét từ khóa , vì làm như vậy thường bị Google coi là spam và bạn có thể bị phạt.
Đảm bảo rằng cả tên và địa chỉ doanh nghiệp của bạn khớp chính xác với các danh sách khác của bạn trên web.
Điều này có nghĩa là sử dụng “st” so với “street” hoặc “co” vs “company” một cách nhất quán. Thuật toán của Google tính đến những điểm không nhất quán này khi đánh giá độ tin cậy của bạn.
Cho biết cả giờ bình thường và ngày nghỉ của bạn.
Điều này giúp cho người dùng biết được doanh nghiệp của bạn có hoạt động không. Có một số doanh nghiệp làm nguyên tuần, nên để từ thứ 2 đến chủ nhật, và thời gian để nguyên ngày. Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp làm từ thứ 2-7 và chỉ làm từ 8h – 18h như VFFTECH.VN chẳng hạn.
4. Viết mô tả cho doanh nghiệp của bạn
Điều đầu tiên cần lưu ý là phần mô tả ngắn gọn xuất hiện ngay bên dưới tên doanh nghiệp của bạn trong Hồ sơ doanh nghiệp. Phần mô tả này một phần giúp khách hàng và người dùng hiểu hơn doanh nghiệp mình đang hoạt động về lĩnh vực gì…
Cách tối ưu tốt nhất cho phần mô tả trong hồ sơ doanh nghiệp thường là:
Sử dụng tất cả 750 ký tự, với thông tin chính trong 250 ký tự đầu tiên.
Sử dụng lại nội dung từ trang “Giới thiệu về chúng tôi”
Sử dụng các từ khóa mà đối tượng của bạn sử dụng để tìm các doanh nghiệp giống như doanh nghiệp của bạn.
Không lặp lại bất kỳ thông tin nào đã hiển thị trong các phần khác của hồ sơ
5. Chọn danh mục
Chọn danh mục là điều bắt buộc để tối ưu hóa Hồ sơ doanh nghiệp trên Google của bạn. Vậy lợi ích của việc này là gì?
Được tìm thấy trong các tìm kiếm khám phá.
Theo thống kê, có đến 84% lượt xem Hồ sơ doanh nghiệp trên Google bắt nguồn từ các tìm kiếm khám phá (có nghĩa là người tiêu dùng đã tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ hoặc cụm từ phân loại và hồ sơ của doanh nghiệp đó xuất hiện) so với chỉ 16% đến từ các tìm kiếm trực tiếp (người tiêu dùng đã nhập vào doanh nghiệp tên hoặc địa chỉ).
Làm nổi bật các tính năng dành riêng cho danh mục
Khi bạn chọn một danh mục, Google sẽ cung cấp cho bạn các tính năng dành riêng cho danh mục đó để làm cho hồ sơ doanh nghiệp của bạn hấp dẫn và hiệu quả hơn nhiều. Ví dụ, nhà hàng có thể bao gồm menu hoặc nút đặt chỗ…Hoặc công nghệ thì có các hạng mục như: thiết kế và chăm sóc website, thiết kế app, thiết kế website…
6. Chọn các thuộc tính áp dụng
Như chúng tôi vừa đề cập, khi bạn chọn một danh mục, Google sẽ cung cấp cho bạn danh sách các thuộc tính mà bạn có thể kiểm tra để mô tả thêm về doanh nghiệp của mình.
7. Thêm ảnh
Việc thêm ảnh trên hồ sơ doanh nghiệp rất quan trọng, ngoài việc tối ưu seo dễ dàng, nó còn làm cho người dùng dễ bị cuốn hút hơn. Ảnh tải lên phải phù hợp với những tiêu chí sau:
7.1 Ảnh phải đảm bảo chất lượng
Tất nhiên rồi, ảnh đưa vào website hay trên hồ sơ doanh nghiệp luôn luôn đẹp và chất lượng nhất.
7.2 Đăng ảnh thường xuyên
Việc thêm ảnh thường xuyên báo hiệu cho Google biết rằng Google doanh nghiệp đang hoạt động tốt, điều này tác động tích cực đến xếp hạng của bạn.
7.3 Tăng mức độ tương tác.
Theo một nghiên cứu của BrightLocal cho thấy rằng các doanh nghiệp có hơn 100 bức ảnh nhận được nhiều cuộc gọi hơn 520%, yêu cầu chỉ đường nhiều hơn 2,717% và số lần nhấp vào trang web nhiều hơn 1,065% so với doanh nghiệp trung bình.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn nên điên cuồng và thêm hàng trăm hình ảnh vào hồ sơ của mình cùng một lúc.
Bạn cần thêm điều đặn hàng ngày, hình ảnh cơ 600×400.
Ảnh phải có alt, gắn định vị kinh độ và vỹ độ
Mỗi danh mục cần có 1 ảnh đại diện để thể hiện dịch vụ của danh mục đó………..
8. Nhận các bài đánh giá của Google
Nếu bạn nhận được danh sách các doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm như hình dưới đây, bạn sẽ chọn doanh nghiệp nào?
Google biết rằng đánh giá là yếu tố ảnh hưởng số 1 đến việc mua hàng của người tiêu dùng, vì vậy đánh giá sao và view là yếu tố xếp hạng chính trong thuật toán của họ.
Ngoài ra, Google cũng có thể hiển thị Hồ sơ doanh nghiệp trong kết quả tìm kiếm nếu có các bài đánh giá có chứa các từ khóa đó.
9. Trả lời những câu hỏi khách hàng
Khi doanh nghiệp trả lời câu hỏi của khách hàng trên chính Google business, sẽ làm tính tương tác cao hơn.
Việc khách hàng đặt câu hỏi càng nhiều trên Google business của bạn, chứng tỏ doanh nghiệp bạn nhận được nhiều truy cập từ người dùng. Yếu tố này tăng điểm xếp hạng cao hơn trên Google.
10. Thêm sản phẩm và dịch vụ
Thêm sản phẩm và dịch vụ vào google business đặc biệt hữu ích nếu dịch vụ của bạn không được nêu rõ trong tên doanh nghiệp của bạn. Khi bạn điền phần này vào google business, nó cũng giúp quá trình Seo Google Map dễ dàng hơn.
Lưu ý khi điền tên sản phẩm hoặc dịch vụ trên google business đó là: hãy bao gồm tên, mô tả và giá (nếu có). Mô tả đầy đủ sẽ hiển thị khi người tìm kiếm nhấp vào sản phẩm. Ngoài ra, Google có thể liên kết đến các sản phẩm của bạn từ phần danh mục của bạn.
11.Thiết lập nhắn tin
Theo thống kê với 82% người mua sắm đều sử dụng điện thoại thông minh (92% đối với thế hệ trẻ) để tìm kiếm dựa trên local, đây là cơ hội tuyệt vời để khách hàng liên hệ với bạn trên google business.
Vậy làm thế nào để kích hoạt tính năng “tin nhắn” trong trang tổng quan Google business? Rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào trang Google business -> Messaging
II. Kết
Cũng giống như SEO Website, Seo Google Map cũng cần phải cung cấp thật nhiều thông tin chất lượng về doanh nghiệp của bạn.
Tương tác với Google Map, cũng là một giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn có ví trí cao hơn đối thủ.
Ngày nay backlink, anchor text cũng là một yếu tố hết sức cần thiết khi bạn muốn tối ưu Seo Google Map. Chắc chắn có nhiều cách để bạn tối ưu google business của mình, nếu bạn có cách làm nào ngoài những cách này, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.
Xin cảm ơn và hẹn gặp lại. Cảm ơn https://www.wordstream.com/blog/ws/2020/06/03/google-my-business-optimization đã cho chúng tôi tham khảo bài viết này